Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Tiêu Chuẩn Người Bán Hàng (P1)

Tiêu Chuẩn Người Bán Hàng (P1)

1.Bán hàng là gì?
Theo quan niệm cổ điển bán hàng được định nghĩa như sau:
“ Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc gía trị trao đổi đã thỏa thuận”
Khái niệm này cho thấy họat  động bán hàng gồm có 2 hành động chính, đó là trao đổi và thỏa thuận.  Trao đổi trong bán hàng gồm có hành động mua và hành động bán. Hành động bán, đó là hành động trao đi hàng hoá hay dịch vụ để nhận về tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi theo thỏa thuận ban đầu. Còn hành động mua là hành động nhận về hàng hóa và dịch vụ từ phía bên kia và trao tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi đươc bên kia chấp nhận.
Hành động bán hàng chỉ được thực hiện khi hành động thỏa thuận thành công. Hành động thỏa thuận chủ yếu về giá cả, các điều kiện mua bán, giao hàng, thanh toán…
Qua khái niệm trên ta thấy hai đối tượng chủ yếu của được đề cập: người mua (khách hàng) và người bán (nhân viên bán hàng, doanh nghiệp)
Một số khái niệm bán hàng phổ biến trên thế giới hiện nay:
Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa ngươi mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của họ.
Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
 Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ mong muốn.
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến nội tâm và thái độ ứng xử của người bán hàng
Yếu tố nội tâm và thái độ ứng xử có quan hệ chặt chẽ với nhau: Nội tâm là yếu tố thuộc về bên trong, là những suy nghĩ, cách cảm nhận, và đó là những yếu tố không biểu lộ ra bên ngoài. Thái độ ứng xử là biểu hiện ra bên ngoài, nó bị chi phối bởi yếu tố nội tại, chủ quan của người bán hàng.
2.1.Yếu tố cá nhân
2.1.1.Ý thức, cá tính
Đây là các yếu tố thuộc về bản chất, tính cách của bản thân nhân viên bán hàng
Ý thức là nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của công việc mà bản thân đang làm (Ở Việt Nam, nhân viên, mọi ngưởi chưa thực sự coi trọng nghề bán hàng, họ chỉ coi như đó là công việc làm thay thế, tạm thời, vì vậy mà họ ko nhìn thấy tầm ảnh hưởng lâu dài)
Ø  Những người có ý thức, nhận thức rõ được vai trò của công việc mình làm  sẽ biết ứng xử phù hợp
Ø  Những người ko ý thức được vai trò của công việc đang làm họ sẽ hành động hay cách
Ø  Những người có cá tính mạnh, nóng tính thường ….
Ø  Những người khó tính…
Ø  Những người có tính cách nhẹ nhàng, sống nội tâm thường xử lý công việc tình cảm hơn, cách ứng xử của họ cũng thường nhã nhặn,…
2. 1.2.Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kinh nghiêm nghề nghiệp
Yếu tố này chi phối nhiều đến thái độ ứng xử của nhân viên bán hàng
Ø  Kinh nghiệm làm việc họ sẽ có cách xử lý công việc tốt hơn. Khi có bất kì tình huống nào với khách hàng xảy ra họ sẽ nhã nhặn, giữ được bình tĩnh..
Ø  Những người có trình độ văn hóa cách suy nghĩ và ửng xử khác với người không có văn hóa..
Ø  Những người có trình độ chuyên môn, những người được đào tạo để làm việc chuyên nghiệp, họ được cung cấp các kiến thức, đào huấn luyện xử lý tình huống, huấn luyện các kỹ năng ứng xử với khách hàng.
2.1.3. Lối sống, tình trạng sức khỏe
Ø  Bất kì công việc nào cũng yêu cầu người đảm nhận có đủ sức khỏe, mặc dù mỗi ngành nghề có một đặc thù khác nhau, bởi sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc. Nó còn ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động
Ø  Riêng với người bán hàng, nếu người bán hàng có sức khỏe tốt, có lối sống tích cực họ sẽ có hứng thú với công việc, nhiệt tình hơn với khách hàng.
Ø  Nếu họ có sức khỏe không tốt, lối sống tiêu cực, thường xuyên bất mãn, không hứng thú với công việc, họ chỉ làm việc một cách cưỡng chế, như vậy sẽ không chủ động trong công việc, Khi giao tiếp với khách hàng, khách sẽ cảm nhận được thái độ của người bán.
2.2.Yếu tố thuộc môi trường
2.2.1. Thời tiết, môi trường làm việc
Ø  Theo nghiên cứu, thời tiết có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người: hay rối loạn cảm xúc theo mùa là một rối loạn khí sắc thường xảy ra vào mùa đông và thu. Thông thường sẽ phục hồi trở lại vào mùa xuân hoặc hè. Bệnh có nhiều đặc điểm chung với trầm cảm như thường xuyên cảm thấy buồn phiền, buồn rầu hay ủ rũ, dễ cáu ghắt và lo lắng.giảm sự thích thú với các hoạt động trước đây ưu thích
Ø  Ngoài ra, thời tiết cũng tác động đên tâm lý người bán
Ø  Môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến không khí làm việc chung của tập thể: Nếu môi trường làm việc thoải mái, quan hệ giữa các đồng nghiệp tốt sẽ hứng thú với công việc
Ø  Môi trường làm việc có văn hóa sẽ hướng dẫn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, các cá nhân cũng ứng xử có văn hóa.
2.2.2. Tổ chức lao động của doanh nghiệp
Ø  Trong môi trường làm việc, người lao động được bảo vệ về quyền lợi họ sẽ yên tâm làm việc, đồng thời họ sẽ hết lòng vì công việc.
Ø  Tổ chức thường hướng dẫn hành vi ứng xử của nhân viên, điều chỉnh những nhân viên có thái độ không tốt trong quá trình làm việc.
2.2.3. Hoàn cảnh gia đình
Ø  Mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình, đặc biệt là Việt Nam là dân tộc coi trọng gia đình, hoàn cảnh gia đình chi phối lớn đến tâm lý của người lao động, đa số ngừời lao động thường mang theo tâm trạng ở nhà đến nơi làm việc, họ không tách bạch được công việc và gia đình.
Ø  Những người có hoàn cánh gia đình đặc biệt họ sẽ hay lo nghĩ về gia đình, không chú tâm đến công việc,
Ø  Suy nghĩ của mỗi cá nhân chịu sự tác động lớn bởi gia đình, thái độ ứng xử của bề trên, hay của các thành viên khác cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ ứng xử của bản thân nhân viên đó trong quá trình làm viêc
3.Vai trò của người bán hàng:    
Ø  Người bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và xã hội.
Người bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Xã hội không có người  bán hàng thì  nền sản xuất sẽ bị đình trệ, doanh nghiệp sản xuất ra không thể nào tiêu thụ, người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm thì không biết lấy từ đâu. Do đó nếu không có bán hàng thì nền sản xuất chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế sẽ bị suy thoái vì khủng hoảng cung cầu, xã hội vì thế không thể phát triển.
Ø  Người bán hàng là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, họ là những người truyền tải hình ảnh và bộ mặt của doanh nghiệp. Phẩm chất và năng lực của người bán hàng, đặc biệt là phẩm chât đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của cửa hàng, của doanh nghiệp. Bởi giao tiếp trong cửa hàng thường mang tính chất không tính thưc và ngẫu nhiên, người bán hàng phải tiếp xúc, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau
Ø  Người bán hàng có vai trò dẫn dắt, giới thiệu , quảng cáo sản phẩm, kích thích nhu cầu, định hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng. Ấn tượng đầu tiên với khách hàng khi vào cửa hàng không phải cửa hàng bày nhiều hàng hóa, mà là người bán hàng có duyên dáng khéo léo, niềm nở tiếp khách hàng và giới thiệu sản phẩm hay không.
Ø  Người bán hàng mang lại lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Với người mua, lợi ích của họ là có được sản phẩm còn người bán họ thu đươc lợi nhuận từ kinh doanh.
Ø  Người bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm lí khách hàng. Họ có thể thúc đảy hành vi tiêu dùng, dự báo xu hướng thiết kế mẫu mã, sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

Tiêu Chuẩn Người Bán Hàng (P2)

1 nhận xét:

Mình đã mua sản phẩm giảm cân lishou ở fanpage https://www.facebook.com/giamcanlishouphuclinhthailan/ và sử dụng thấy rất hiệu quả, shop bán hàng tư vấn rất nhiệt tình, thường xuyên theo dõi hỏi cân nặng và chiều cao trong quá trình giảm cân của khách hàng

Đăng nhận xét