Là dân Digital Marketing không biết hoặc chưa hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành thì đây quả là một thiếu sót và thiệt thòi lớn. Đừng lo, hôm nay Học Viện MOA sẽ cung cấp đầy đủ các thuật ngữ Digital Marketing.
Bạn đã biết các thuật ngữ Digital Marketing chưa?
Mỗi một ngành nghề điều có thuật ngữ riêng, vì vậy chúng ta cần nắm chắc để hiểu được ý nghĩa của chúng từ đó có thể vận dụng hiệu quả trong công việc. Thế nhưng đối với ngành cần chuyên môn như Digital Marketing thì vô vàn thuật ngữ nào là Google Ads, SEO, Reach, Target... Nhớ được chúng quả thật không dễ dàng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các thuật ngữ Digital Marketing hiệu quả thông qua các nhóm phổ biến nhất hiện nay.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hiểu đơn giản là thực hiện Marketing trên nền tảng kỹ thuật số. Đây là
là sự kết hợp của Marketing online (quảng cáo dựa trên các công cụ của Internet) và Digital Advertising (Quảng cáo kỹ thuật số). Digital marketing có ý nghĩa rộng lớn hơn Marketing online mà nhiều người thường dùng chúng như nhau.
là sự kết hợp của Marketing online (quảng cáo dựa trên các công cụ của Internet) và Digital Advertising (Quảng cáo kỹ thuật số). Digital marketing có ý nghĩa rộng lớn hơn Marketing online mà nhiều người thường dùng chúng như nhau.
Hình ảnh tổng quát về Digital Marketing
– Marketing online bao gồm:
SEO – SEM: quảng cáo trên Google, Yahoo và Bing (SEM) và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm (SEO).
Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động, quảng cáo push và banner trong các ứng dụng hay trò chơi để khuyến khích người dùng cài đặt ứng dụng.
Email Marketing: quảng cáo bằng hình thức gửi email cho các khách hàng có trong danh sách hoặc data và giới thiệu với họ về sản phẩm, dịch vụ hay cập nhật tin tức.
Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra hoặc đăng tải những nội dung có khả năng tạo tương tác tốt với người dùng và qua đó gia tăng traffic, pageviews hay tạo ra lợi nhuận.
Social Marketing: quảng cáo và truyền tải các thông điệp tới người dùng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, zalo và để gia tăng sự nhận biết thương hiệu.
Display: quảng cáo thông qua các dịch vụ cung cấp (publishers, ad networks, ad exchange, DSP) với hình thức hiển thị banner trên các website trong hệ thống của nhà cung cấp.
– Digital Advertising bao gồm:
SMS: bằng cách bơm tin nhắn SMS trên điện thoại, đưa nội dung cần quảng cáo đến khách hàng.
TV / Radio: quảng cáo trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.
LCD / Banner (bảng hiệu): quảng cáo thông qua các màn hình hiển thị LCD hoặc bảng hiệu điện tử tại các nơi công cộng.
Đặc điểm của Digital:
- Đo lường được
- Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp
- Khả năng phát tán quảng cáo của bạn thông hành động tương tác của người dùng (share, like, comment, đăng bài lên forum)
1. Social Media Marketing
Bài viết hôm nay, mình chỉ nhấn mạnh và nêu các thuật ngữ về Facebook. Vì đây là mạng xã hội phổ biến và là kênh Marketing online hiệu quả nhất.
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay
Fanpage
Fanpage là một trang được lập ra từ Facebook của một cá nhân hoặc một công ty, doanh nghiệp nào đó. Nơi đây tạo ra một nhóm cộng đồng cùng có một sở thích, giúp dễ dàng gắn kết và tương tác với nhau giúp.
Fanpage facebook là nơi tương tác giữa bạn với khách hàng, nơi trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ của bạn trên thị trường thương mại điện tử (kinh doanh trên mạng).
Like
Số lượng yêu thích Fanpage hoặc bài viết của bạn. Nếu Fanpage có nhiều lượt thích chứng tỏ Fanpage đó chất lượng được nhiều người quan tâm. Nếu bài viết có nhiều lượt like cho thấy đây là nội dung hữu ích được nhiều người yêu thích
Việc có một Fanpage có một lượng người thích lớn sẽ giúp việc bán hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn được tốt hơn, giúp bạn tăng doanh thu hiệu quả.
Reach
Đây là chỉ số quan trọng trên Fanpage. Chỉ số này cho bạn biết Fanpage của bạn đã hiển thị đến bao nhiêu lượt khách hàng.
Nếu Fanpage có lượng like càng lớn thì lượng Reach càng lớn.
Engagement
Đây là chỉ số quan trọng thứ 2 sau Reach. Engagement cho thấy số người có tương tác với nội dung của bạn.
Tỷ số Engagement = ((Like + Comment+ Share)/ tổng số bài đăng)/ Tổng số Fan x 100%
Nếu như ER quá thấp (<8%) so với các thương hiệu khác trong ngành, hãy ra quyết định quảng cáo hoặc tổ sức sự kiện, khuyến mãi (offer) để tăng mức tương tác.
Share
So với like hay comment thì share là một hành động có mức độ gắn kết cao nhất trong hệ thống mạng xã hội và hành vi tạo ra độ lan truyền. Xét về mặt giá trị nội dung, một post được share thì điều đó có nghĩa là nội dung này hấp dẫn, những người nhìn thấy post sẽ tương tác nhiều hơn, và ER tăng.
Target là gì?
Đây là thuật ngữ nói đến việc nhắm đối tượng mục tiêu. Target trong tiếng Anh có nghĩa là mục tiêu, đích đến đó bạn.
Ví dụ một người nói "Target đến những người thích mèo", tức là bạn phải hiểu "Nhắm đối tượng mục tiêu, tìm sở thích hành vi của những người thích mèo"
2. Website
Analytics – Google Analytics
Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang)
Tỷ lệ thoát là phần trăm người dùng rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ truy cập vào một trang. Vì vậy, tỷ lệ thoát thấp càng thấp thì càng tốt cho bạn.
Một trang web có tỷ lệ phần trăm số trang không nhận được truy cập cao là xấu trong khi tỷ lệ số trang không truy cập càng thấp thấp là tốt.
Bounce Rate trong Google Analytics là một chỉ số đo lường quan trọng và được các SEOer cũng như nhà quản trị website quan tâm. Nó được sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng và chất lượng của website và cả về điều hướng người dùng trong trang.
Exit rate (tỷ lệ thoát trang)
Thuật ngữ này biểu thị phần trăm số người thoát khỏi website từ trang đó. Như vậy, khi có một người dùng truy cập website và di chuyển qua lại giữa các trang trên site, sau đó, thoát trang sau khi đọc xong một bài viết nào đó, thì số lần thoát của người dùng trên trang chứa bài viết đó sẽ tăng thêm 1.
Time onsite (thời gian truy cập website)
Đây là tổng thời gian truy cập website của một người dùng nào đó trong một phiên truy cập trang.
Unique Visitor
Là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian.
Ví dụ, trong 1 ngày bạn vào xem website Marketing.com 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor (số người ghé thăm), 2 visits (số lượt ghé thăm), 6 pageviews.
3. Email Marketing
Tỷ lệ mở email (Open rate):
Là tỷ lệ email được người dùng mở ra xem. Càng nhiều email được mở sẽ phản ánh danh sách email và nội dung bạn gửi phù hợp với người nhận và khách hàng sẵn sàng xem email của bạn.
Các thuật ngữ trong Email-Marketing phổ biến
Tỷ lệ click xem email (click rate):
Là tỷ lệ người xem email và click vào một trong các liên kết (link) chứa trong email gửi đến. Tỷ lệ click có thể được thống kê dựa trên tổng số email đã gửi đi hoặc dựa trên tỷ lệ email được click so với email đã mở xem (click/open).Tỷ lệ bị từ chối (bounce rate):
Là tỷ lệ phản ánh số lượng thư bạn gửi email marketing không được chấp nhận bởi các ESP (Email service Provider). Tỷ lệ bounce rate cao phản ánh danh sách khách hàng của bạn không chất lượng và bạn gửi email spam cho những người bạn không biết. Ngoài ra còn lý do khác là vì danh sách email khách hàng của bạn đã quá cũ.4. SEO
Organic Search Result
Là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.SEO On page
Là một quá trình tối ưu mọi thứ liên quan đến website của bạn. SEO bao gồm xây dựng content và tối ưu thẻ HTML.Xây dựng content (xây dựng nội dung)
Chính là xây dựng phần nội dung trên một trang của website (có thể là hình ảnh, bài viết, video, tin tức…)SEO Offpage
Là quá trình tối ưu hóa bên ngoài website. Tiêu biểu nhất trong quá trình này là backlink.Backlink
Là liên kết (link)trỏ tới trang web của bạn từ một website khác.Link building (xây dựng liên kết)
Là quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks.5. Google Ads
Adwords – Google Adwords
Đây hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…
Adsense – Google Adsense
Là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.CTR – Click through Rate
Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt được 0.01%).CPA – Cost Per Action
Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.CPC – Cost Per Click
là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.Banner (Biểu ngữ)
Là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.TỔNG KẾT
Trên đây là sổ tay thuật ngữ Digital Marketing, chúng tôi tin rằng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm và vận dụng chúng vào trong công việc một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Digital Marketing cũng như các khóa học thì hãy đừng quên ghé vào website của học viện MOA nhé!
Để tìm hiểu thêm về Digital Marketing mời bạn xem bài viết dưới đây:
HỌC VIỆN MOA CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét