Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

5 quy trình không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu làm SEO

Là một SEOer mới bắt đầu vào nghề bạn đang loay hay tìm kiếm một quy trình đơn giản, hoàn hảo và dễ hiểu để tối ưu hóa website. Vậy đừng bỏ lỡ bài viết “5 quy trình không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu làm SEO” nhé!

quy trình chuẩn seo là như thế nào

Bạn đã biết quy trình làm SEO? 

Bạn đã dành hàng giờ liền hằng mong tìm được một quy trình SEO cho người bắt đầu. Nhưng không như mong đợi, Google trả về hàng loạt kết quả nào là nghiên cứu từ khóa, On page, Off Page, đo lường… Điều này làm bạn thêm bối rối, lúng túng. Bài viết này mình sẽ đưa ra một quy trình SEO cụ thể từ “A-Z” cho người mới bắt đầu làm SEO. Bài viết gồm 5 quy trình sau:

1. Nghiên cứu
   1.1 Nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ
   1.2 Nghiên cứu khách hàng
   1.3 Nghiên cứu từ khóa
   1.4 Thống kê
1.5 Phân tích đối thủ
2. SEO on Page
      2.1 Xây dựng nội dung
      2.2 Tối ưu HTML
      2.3 Cấu trúc trang web
3. Off the Page SEO
    3.1 Xây dựng liên kết
    3.2 Truyền thông xã hội
    3.3Xây dựng uy tín, sự tín nhiệm của web
4.Tiếp tục tối ưu
5. Phân tích và đo lường

5 quy trình cho người mới bắt đầu làm SEO không thể bỏ qua

1. Nghiên cứu

Nghiên cứu là công việc đầu tiên và quan trọng trong quy trình SEO. Vì SEOer nghiên cứu hoàn chỉnh, cẩn thận sẽ nhìn ra được bức tranh tổng thể và đưa ra những chiến lược hợp lý, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Việc nghiên cứu những thông tin bao gồm: sản phẩm dịch vụ, khách hàng, đối thủ... sẽ chiếm đến 50% sự thành công của cả dự án. 

Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ 

Khi kinh doanh bạn cần phải xác định: sản phẩm, dịch vụ mình bán là gì, nằm trong phân khúc nào, mức giá ra sao. Nếu là người làm SEO cho khách hàng thì bạn cũng cần phải nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ để đưa ra một chiến dịch chính xác.
Ngoài việc tìm hiểu những đặc điểm trên, chúng cần khai thác điểm mạnh của sản phẩm mình là gì? Từ đó làm bật lên website và kích thích sự mua hàng từ người tiêu dùng.

Nghiên cứu khách hàng

Ở bước nghiên cứu khách hàng, bạn tiến hành nghiên cứu xem: đối tượng tìm đến bạn là những ai, độ tuổi bao nhiêu, sở thích là gì, nhóm nào đã có tỉ lệ chuyển đổi cao, mức độ quan tâm của khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của bạn… 
Từ đó chúng ta sẽ xây dựng được các chiến lược marketing, chiến lược bán hàng hiệu quả khi làm SEO.

Nghiên cứu từ khóa

Bước tiếp theo của một quy trình SEO hoàn hảo đó chính là việc nghiên cứu và phân tích từ khóa. Đây là khâu khá quan trọng nhưng ít được mọi người chú ý. Quy trình này sẽ giúp cho bạn lên được một bộ từ khóa liên quan đến Website giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm được bạn. 
Bạn cần nghiên cứu những từ khóa người dùng tìm kiếm cao nhất, từ đó sẽ lọc ra những bộ từ khóa phù hợp với sản phẩm của mình, đồng thời có tỷ lệ chuyển đổi cao . Bạn cần xác định từ khóa chính- phụ , các nhóm từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất cho từng trang: website, Youtube, Facebook...

Phân tích đối thủ

Ông bà ta có câu: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ đối thủ để để biết mình sắp đương đầu với ai, cần phải làm gì? Phân tích đối thủ bao gồm:
 Khi làm SEO thì cần phải biết:
  • Website của đối thủ, cách họ tối ưu hóa website ra sao
  • Họ đang SEO theo cách nào (Onpage hay Offpage)
  • Những từ khóa nào của họ đang đứng TOP
  • Đối thủ đi backlink từ đâu. 
  •  Họ xây dựng content (nội dung)  ra sao 

2. On the Page SEO

Seo On Page là một quá trình tối ưu mọi thứ liên quan đến website của bạn.

Xây dựng nội dung

Mục tiêu chung ở bước này xây dựng nội dung bài viết thân thiện để Google có thể hiểu được bằng các công cụ tìm kiếm đồng thời đáp ứng được mục đích của người dùng, giữ chân khách hàng ở lại trang.

Kết thúc quá trình nghiên cứu bạn đã chọn được những từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao và phù hợp với website, sau đó bạn tiến hành xây dựng nội dung cho bài viết
 Xây dựng nội dung bao gồm:

Content Research / Keyword Research (Nghiên cứu nội dung và từ khóa cho website): bước này cũng vô cùng quan trọng, bạn cần nghiên cứu từ khóa, nội dung  chính xác. Google sẽ đánh giá cao những bài viết có thông tin chính xác, hữu ích với người dùng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí top trên website.

Use Of Keywords (Cách sử dụng từ khóa): bạn phải nắm được các quy tắc đặt từ khóa: title, hình ảnh, sapo, trong thẻ heading….Bên cạnh đó bạn cũng nên cần bằng mật độ từ khóa trong bài viết từ 3-5% tùy vào mức độ cạnh tranh, độ dài  để phân bổ từ khóa làm sao cho hợp lý và khoa học.

Content Engagement (Nội dung thu hút): Nội dung bài viết hấp dẫn, hướng đến người dùng sẽ tăng thời gian khách hàng tiềm năng ở lại trang web của bạn. Bên cạnh đó, nội dung bài viết mang giá trị đến khách hàng sẽ làm tăng uy tín và sự tin tưởng, thúc đẩy họ trở thành khách hàng thực sự.

Content Freshness (Làm mới nội dung): Việc cập nhật nội dung định kỳ sẽ được Google đánh giá tốt hơn. Ngoài ra wesite có những thông tin mới mẻ, được chăm sóc hàng ngày sẽ thu hút nhiều lượt truy cập của khách hàng.

Tối ưu Html

Thẻ HTML giúp cho trình duyệt web đọc hiểu và hiển thị website của chúng ta theo yêu cầu, mục đích của người quản trị website. Đặc biệt, các cỗ máy tìm kiếm cũng dựa vào những thẻ này để chấm điểm cho website, đánh giá tiêu chuẩn và kiểm tra các lỗi thông qua những thẻ này.

Các thẻ HTML trong SEO bạn cần lưu ý  là: 
HTML Title Tag (Thẻ Title):  Đây là dòng đầu tiên được hiện lên trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó quyết định phần lớn việc từ khóa có lên top hay không. Vì vậy trong title cần thỏa yêu cầu là phải chứa từ khóa và không được dài quá 60 kí tự.

The Meta Description Tag (Thẻ mô tả): Thẻ Meta Description: Đây được hiểu là dòng mô tả nội dung chính, vấn đề chính của bài viết. Trong phần này bạn cũng cần đặt từ khóa nhằm giúp Google tìm kiếm nhanh hơn.

quy trình làm seo chuẩn
Hình ảnh Title và Meta Description 

Header Tags (Thẻ tiêu đề H1, H2): Thẻ Heading sử dụng trong các bài viết, dùng để nhấn mạnh những phần nội dung chính của website hay bài viết đó.
Google sẽ dựa vào các thẻ Heading để xác định nội dung của bài viết, và điều này giúp cho trang web của bạn có thể xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm khi người dùng truy vấn.

quy trình làm seo hoàn hảo
Thẻ tiêu đề H1, H2

ALT(Thẻ tối ưu cho ảnh): Thẻ ALT được sử dụng để mô tả hình ảnh. Nếu một thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image.

quy trình làm seo đơn giản
Tối ưu hóa hình ảnh giúp trang web của bạn dễ dàng lên TOP

Cấu trúc trang web

Nếu website của bạn có cấu trúc mạnh, dễ hiểu chắc chắn sẽ làm cho Google hiểu website nhanh hơn. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể cải thiện thứ hạng trên Google.
Mặc khác, cấu trúc website cũng rất quan trọng đối với khách hàng. Website có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng sẽ giúp giữ chân khách hàng, giảm tỷ lệ thoát và tăng tỷ lệ mua sản phẩm.
Cấu trúc trang web bao gồm: Site Crawability (Cách đọc trang web của Robot), Site Speed (Tốc độ trang web), Are Your URLs Descriptive?, Cấu trúc URL.

3. Off the Page SEO

SEO Offpage : là quá trình tối ưu hóa bên ngoài website, bao gồm:

 SEO Onpage gồm các bước sau

Xây dựng liên kết (link building)

Trong quy trình SEO off page là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều nhất tới thứ hạng website  trong bộ máy tìm kiếm
Backlink là liên kết (link) trỏ tới trang web của bạn từ một website khác. Các backlinks này hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng có nhiều phiếu bầu chất lượng, website của bạn càng có khả năng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Quá trình xây dựng và tìm kiếm các backlinks được gọi là link building (xây dựng liên kết). Việc bạn có SEO được thành công hay không chính là nhờ vào các chiến lược link building.

Truyền thông xã hội

Social media marketing là truyền thông trên mạng xã hội. Nó bao gồm việc xây dựng những link từ những mạng xã hội về website của bạn cũng như lượng tương tác ở trên mạng xã hội (social signals). Ví dụ tiêu biểu nhất đó là Facebook. Nếu bạn post bài viết trên Facebook có chứa link từ website của bạn và có lượng tương tác lớn thì sẽ được Google đánh giá cao.

Xây dựng uy tín, sự tín nhiệm của web: để website có chất lượng bạn cần đầu tư vào nội dung và đặc backlink ở những mạng xã hội chất lượng (Twiter, Google Plus…)

4. Tiếp tục tối ưu

Bộ máy tìm kiếm cần thời gian để nghi nhận link và từ khóa. Vì vậy bạn cần tiếp tục cập nhật nội dung mới.
SEO là quá trình làm việc dài hơi và không thể nóng vội được, ngay khi làm xong 4 bước trên thì bạn vẫn cứ tiếp tục tối ưu, nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu đối thủ và update thêm các bài viết cũng như tối ưu các trang chưa hoàn chỉnh trên website của mình để website được tối ưu hơn

5. Phân tích đo lường và bổ sung

Sau khi tiến hành những quy trình trên, việc cuối cùng chắc chắn chính là kiểm tra và đánh giá những gì đã làm được. Trong quá trình này, người SEOer sử dụng mốt số công cụ và chức năng hỗ trợ.
Trong bước phân tích và đo lường này SEOer thường sử dụng 3 công cụ sau: Ahrefs, Google analytics, Google webmaster tool. Với những công cụ trên chúng ta có thể theo dõi được lượng backlink, số lượt khách hàng truy cập vào website từ những nguồn nào, những từ khóa nào đã lên top cũng như tỷ lệ thoát trang ra sao,..

TỔNG KẾT

Trên đây là tổng hợp 5 quy trình SEO không thể bỏ qua cho người mới bắt đầu. Qua bài viết này học viện MOA tin rằng bạn đã nhìn được bức tranh tổng thể về quy trình làm SEO. Một điều lưu ý quy trình này còn phụ thuộc vào sản phẩm, website và chiến lược của doanh nghiệp.

Để biết cách viết bài chuẩn SEO xin mời tại tham khảo bài viết tại đây:
HỌC VIỆN MOA CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

0 nhận xét:

Đăng nhận xét