Nghiên cứu từ khóa là một trong những bước quan trọng để website của bạn lên TOP. Thế nhưng làm sao để nghiên cứu từ khóa chính xác, mang lại hiệu quả? Hôm nay, Học viện MOA sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé!
Bạn đã biết các bước nghiên cứu từ kháo chuẩn SEO
Nghiên cứu từ khóa là một trong những bước không thể thiếu cho dân SEOer. Vậy tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng đến vậy? Cơ chế hoạt động của Google khi có xuất hiện từ khóa? Có bao nhiêu bước nghiên cứu từ khóa? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời tất tần tật các câu hỏi trên. Bài viết gồm:
1. Cơ chế làm việc của Google
2. Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
2.1 Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
2.2 Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng
2.3 Nguyên tắc lựa chọn từ khóa
2.1 Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
2.2 Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng
2.3 Nguyên tắc lựa chọn từ khóa
2.4 Phân biệt các loại từ khóa
2.5 Các kiểu từ khóa
3. Quy trình nghiên cứu từ khóa
3.1 Nghiên cứu từ khóa chính
3.2 Dùng các tool gợi ý từ khóa và xem xét mức độ cạnh tranh
3.3 Xác định từ khoá đuôi dài và kiểu từ khoá mà bạn muốn SEO
3.5 Chọn từ khóa
3.5 Chọn từ khóa
3.4 Dùng các kỹ thuật để tối ưu bài viết
4. Cách đặt từ khóa hiệu quả
1. Cơ chế làm việc của Google
Cơ chế làm việc của Google giúp các bạn có thể hình dung cách thức mà Website được Google thu thập dữ liệu và xuất hiện trong kết quả tìm kiếm là như thế nào.
(1) Bộ phận thu thập dữ liệu (Crawl): đây là quá trình bot Google đi từ trang này sang trang khác để tìm hiểu nội dung, trang web mới để cập nhật thêm chỉ mục của Google. Quá trình này bot Google dựa trên các link và từ khóa.
(2) Bộ phận lập chỉ mục (Index): Đây là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, từ khóa, các trang web và các trang liên quan đến một lĩnh vực nào đó. Để thực hiện được quá trình bạn cần thể hiện được nội dung bài viết, ý chính của bài viết. Google hiểu được nội dung bài viết của bạn thông qua từ khóa.
(3) Rank (Bộ phận Xử lý – Tính toán – Xếp hạng ) : Đây là công đoạn tính toán của Google nhằm cung cấp các kết quả cho người tìm kiếm. Theo thống kê, có đến hơn 200 yếu tố được sử dụng để xếp hạng trang web. Để bài viết bạn xếp hạng cao thì nội dung website phải viết theo chuẩn SEO.
2. Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
2.1 Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
Từ khoá (tiếng anh gọi là Keyword) là một cụm từ cụ thể để xác định một chủ đề, khái niệm hay một mong muốn nào đó mà người dùng gõ trực tiếp vào ô Google Search Box. Mục đích là để tìm hiểu thông tin về điều họ đang quan tâm.
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình bạn dùng các công cụ, thủ thuật để tìm ra 1 bộ từ khóa hợp lý đối với website của bạn, dựa vào bộ từ khóa này sẽ xây dựng nội dung cho bài viết.
Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì?
2.2 Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng
Nghiên cứu từ khóa quan trọng vì:
- Xếp hạng cao cho bài viết trên kết quả tìm kiếm (dựa trên nguyên lý hoạt động của Google)
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột, tăng traffic
- Cuối cùng và hơn hết là mang về một tỷ lệ chuyển đổi cao (khi bạn nghiên cứu từ khóa bạn sẽ tìm đúng cái khách hàng cần).
- Hầu hết khách hàng tìm kiếm thông tin qua Google.
2.3 Nguyên tắc lựa chọn từ khóa
- Mức độ cạnh tranh thấp
- Khối lượng tìm kiếm cao
- Tỷ lệ chuyển đổi cao
- Chọn những từ khóa dài (vì có nhu cầu tìm kiếm cao hơn)
- Chỉ số KEI tốt (chỉ số hiệu quả của từ khóa)
2.4 Phân biệt các loại từ khóa
1. Từ khoá thương hiệu: Còn được gọi là Band Name Keyword hoặc Navigational (điều hướng), đây chính là những từ khoá về tên thương hiệu, tên website/blog, tên miền… Người dùng tìm kiếm từ khoá này bởi vì họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và họ muốn tìm để vào website/blog.
Ví dụ những từ khoá như: Học viện MOA, Vinalink, AIM...
2. Từ khoá thông tin: Còn được gọi là Informational Keyword, mục đích của người dùng tìm kiếm từ khoá này để tìm hiểu thông tin.
Các từ khoá thông tin thường chứa cụm từ bằng một câu hỏi như: ở đâu, có tốt không, bao nhiêu tiền,…
Các từ khóa chứa thông tin cụ thể về đặc điểm, tính chất: miễn phí, giá rẻ, cho sinh viên, căn bản, hiệu quả,…
Mục đích của người tìm kiếm từ khoá thông tin là để hỗ trợ thêm cho những điều họ đã mua, đã quyết định và họ mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ.
Ví dụ về những từ khoá thông tin đó là: học Marketing giá rẻ ở đâu, học SEO là học gì?...
3. Từ khoá thương mại: Hay còn được gọi với cái tên quen thuộc từ khoá mua hàng (Buyer Keyword), loại từ khoá này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích chuyển đổi thành doanh thu, tạo ra giao dịch, chuyển đổi.
Khi người dùng tìm kiếm loại từ khoá này thường họ đã tìm hiểu đủ thông tin và họ đang có ý định để mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Buyer keyword thường chứa những từ như “mua” “download” “đăng ký”, “học”, “thuê”,…
Ví dụ đối với Edu2Review: khóa học tiếng anh cho trẻ tại VUS, thuê người giúp việc giá rẻ, thủ tục đăng ký du học Philippines,…
2.5 Các kiểu từ khóa
Hiện nay có 2 kiểu từ khoá đó là:
1. Từ khoá ngắn (Fat Head): Đây là những từ khoá được tìm kiếm nhiều, độ cạnh tranh rất cao, rất khó để SEO.
Ví dụ về từ khoá ngắn: tiếng anh, TOEIC, IELTS, giúp việc nhà, du học Phillipines,…
2. Từ khoá dài (Long Tail): Đây là những từ khoá thường nhiều hơn 3 từ, có độ cạnh tranh thấp, dễ SEO trong thời gian ngắn.
Ví dụ về từ khoá dài: học TOEIC 450 cho sinh viên sắp ra trường, học tiếng Anh giao tiếp tại Philippines, dịch vụ sửa chữa máy lạnh tại quận 7,…
3. Quy trình nghiên cứu từ khóa
Quy trình nghiên cứu từ khóa gồm các bước sau:
3.1 Nghiên cứu từ khóa chính
Trước khi muốn SEO, bạn cần tìm hiểu về website của mình, lĩnh vực hoặc sản phẩm đang kinh doanh. Khi đã hiểu chính sản phẩm của mình bạn sẽ tự dự đoán một số từ khóa, hãy đặt mình vào vị trí người dùng xem họ có thể tìm chúng qua những từ khóa.
Nguyên tắc: Đặt mình vào vị trí người dùng để dự đoán.
Ví dụ: Tôi muốn tìm hiểu SEO
Từ nhu cầu này, chúng ta sẽ dự đoán những từ khoá liên quan đến tìm kiếm của người dùng: SEO là gì, Nghề SEO là nghề gì, học SEO ra làm gì, học SEO ở đâu, cách viết bài chuẩn SEO….
Nghiên cứu từ khóa sao cho chuẩn?
3.2 Dùng các tool gợi ý từ khóa và xem xét mức độ cạnh tranh
Nếu bạn không thể dự đoán được từ khóa hoặc muốn xác định những từ khóa chúng ta dự đoán chính xác, hiệu quả thực tế.
Mặc khác, bạn sẽ biết được số người tìm kiếm hàng tháng và mức độ cạnh tranh của từ khó đó
- Keywordtool.io, Ubersuggest.io, Google adword planner…
- Google Search Box: Khi bạn nhập tìm kiếm trên Google thì sẽ hiển thị ra 1 danh sách các từ khóa dài gợi ý. Đây là những từ khóa được mọi người tìm kiếm nhiều nhất. Bạn cũng có thể dựa vào đây để tìm từ khóa.
- Kwfinder: Bạn sử dụng công cụ này sẽ tìm ra những từ khóa dài liên quan đến từ khóa bạn muốn SEO. Đối với công cụ này bạn sẽ biết được số lượt tìm kiếm (hàng tháng), mức độ cạnh tranh từ khóa..
-Bên canh đó, bạn sử dụng chỉ số KEI để đánh giá hiệu quả của từ khóa
KEI = SV2/C
KEI (Keyword Efficiency Index) – Chỉ số hiệu quả của từ khóa
SV2 (Search Volume) lượng tìm kiếm hàng tháng
C (competition) Số lượng website cạnh tranh có chứa từ khóa
Sử dụng công cụ đánh giá đối thủ:
Market Sumurai: giúp liệt kê 10 vị trí đầu tiên của đối thủ kèm các thông số kỹ thuật trong SEO như DA, PA,… giúp chúng ta biết được để SEO 1 từ khóa nào đó chúng ta cần bao nhiêu thời gian, cần thực hiện những công việc gì để qua mặt được đối thủ.
3.3 Xác định từ khoá đuôi dài và kiểu từ khoá mà bạn muốn SEO
Sau khi hoàn thành xong bước 2 bạn đã chọn những từ khóa được nhiều người tìm kiếm, mức độ cạnh tranh ít. Đối với bước 3 này bạn cần chọn những từ khóa có đuôi dài (dễ dàng SEO hơn, đánh trúng được đối tượng tìm kiếm nhiều hơn) và phân loại từ khóa. Sẽ có 3 nhóm từ khóa chính sau :
- Từ khóa thông tin
- Từ khóa thương hiệu
- Từ khóa thương mại
Thông thường chúng ta sẽ lựa chọn từ khóa kết hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ban đầu bạn nên lựa chọn những từ khóa cung cấp thông tin, khi đã có những thông tin hữu ích khách hàng sẽ bắt đầu tin tưởng biết thương hiệu. Từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3.4 Chọn từ khóa
Sau khi hoàn thành các bước trên thì bạn sẽ bắt đầu chọn từ khóa và tiến hành viết bài. Bạn phải nghiên cứu thông tin về từ khóa và chủ đề định viết.3.5 Dùng các kỹ thuật để tối ưu bài viết
Đối với bước này, bạn sẽ dùng các kỹ thuật SEO-Onpage cơ bản để tối ưu bài viết nhằm đạt thứ hạng cao. Các kỹ thuật để tối ưu bài viết sẽ được viết ở phần 4.
4. Cách đặt từ khóa hiệu quả
Để bài viết lên TOP Google, bạn cần biết cách đặt từ khóa hiệu quả
1/ Từ khóa (Keyword ) nên đặt trong thẻ <title>
Đây là vị trí quan trọng nhất mà bạn cần đặt từ khóa (keyword). Bởi vì nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, đồng thời nó chính là tên của trang web. Thẻ title phải ngắn (tối đa: 6 đến 7 từ) và phải chứa từ khóa. Tốt nhất, từ khóa nên đặt ở đầu title.
Đặt từ khóa sao cho chuẩn?
2/ Từ khóa (keyword ) trong URL
URL là địa chỉ trang web, nếu URL chứa từ khóa thì giá trị trang web sẽ tăng lên.
3/ Mật độ từ khóa trong bài viết
Một yếu tố rất quan trọng khác mà bạn cần quan tâm. Bài viết tốt nhất nên có khoảng 3-7% từ khóa chính và 1-2% từ khóa phụ. Mật độ > 10% là rất đáng ngờ và trông có vẻ như là bạn đang cố nhồi nhét từ khóa chứ không phải một đoạn văn bản viết tự nhiên. Và bạn có thể bị google liệt kê vào danh sách spam và tụt thứ hạng.
4/ Từ khóa trong liên kết (Anchor text )
Link đặt lên từ khóa. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt với các inbound link (link dẫn về website của mình từ website khác).
5/ Từ khóa trong Heading (& đặt trong thẻ <H1>)
Nội dung trong thẻ <H1> được đánh giá rất quan trọng, robot của google sẽ tìm kiếm các từ khóa trong các thẻ này khi nó đi sâu vào nội dung web.
6/ Từ khóa trong dòng Headline
Dòng đầu tiên có mức độ quan trọng cao, cần chứa từ khóa, nên đặt trong thẻ <H1>.
Lưu ý: phần đầu của văn bản không nhất thiết có nghĩa là đoạn đầu tiên, nếu bạn sử dụng bảng, dòng đầu tiên có thể nằm ở phần nửa sau của bảng.
7/ Từ khóa trong ALT của ảnh
Các Robots của công cụ tìm kiếm không đọc được ảnh nhưng nó đọc được phần mô tả bằng chữ nằm trong thẻ ALT, ví dụ: <IMG src=”http://” ALT=”mô tả ảnh, chứa từ khóa” />.
8/ Từ khóa trong thẻ META
Phần này ngày càng ít có giá trị, đặc biệt đối với Google. Yahoo! và Bing vẫn còn sử dụng, nên nếu bạn tối ưu hóa cho hai công cụ tìm kiếm như Yahoo! và Bing, hãy điền các thẻ này một cách chính xác – cũng không mất nhiều thời gian.
9/ Khoảng cách keyword
Các từ khóa xuất hiện trong bài viết không nên quá gần nhau, hoặc lặp lại nhiều lần (>=3 lần) trong 1 câu, trong 1 đoạn.,
TỔNG KẾT
Trên đây là các bước xây dựng và nghiên cứu từ khóa sao cho hiệu quả. Qua bài viết này Học viện MOA tin chắc đã phần nào giải thích được câu hỏi: tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về SEO hoặc các khóa học về Digital Marketing thì đừng ngần ngại truy cập vào website của MOA nhé!
Để tham khảo các bài viết khác hay về SEO mời bạn đọc tại đây:
http://www.tailieumarketing.com/2018/09/4-buoc-seo-len-top-google.html
Để tham khảo các bài viết khác hay về SEO mời bạn đọc tại đây:
http://www.tailieumarketing.com/2018/09/4-buoc-seo-len-top-google.html
HỌC VIỆN MOA CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét